Xuất hiện đầu tiên tại châu Âu vào những năm đầu của thế kỉ 20 sau khi cuộc cách mạng công nghiệp tại châu Âu suy thoái dần. Những xưởng công nghiệp trước đây đều được đặt tại các thành phố lớn dông đúc dân cư vậy nên cách để có thể tái sử dụng những công xương cũ này chính là biến chúng thành những căn hộ nhỏ để phụ vụ nhu cầu sống của người dân. Các kiến trúc sư thay vì đập bỏ đi những tàn tích của nên công nghiệp hưng thịnh trước đó họ lại chọn cách cải tạo lại không gian tận dụng những ghì có sẵn đồng thời đưa các món đồ nội thất phục vụ cuộc sống. Điều bất ngờ là thay vì tạo lên một sự hỗ loại không liên quan thì giờ đây ngành công nghiệp thiết kế mội thất lại có thêm một phong cách trang trí nội thất mới chính là phong cách công nghiệp – thiết kế nội thất Industrial.
Từ đó đến này phong cách độc đáo này không ngừng được hoàn thiện và phát triển với những ý tưởng thiết kế vô cùng độc đáo nhưng vẫn giữ lại được những nét đặc trưng cơ bản của phong cách thiết kế Industrial có 1 không 2 này.
𝘐𝘯𝘥𝘶𝘴𝘵𝘳𝘪𝘢𝘭 𝘴𝘵𝘺𝘭𝘦 hay phong cách thiết kế công nghiệp đang trở nên rất thịnh hành trong giới nội thất. Vài năm gần đây, phong cách này đã xuất hiện ở nhiều quán cafe, nhà hàng, rạp chiếu phim… nhưng nếu biết cách ta có thể đưa ý tưởng này vào thiết kế của chính ngôi nhà mình.
Với những vật liệu thô, mộc mạc như: xi măng trần, tường bê tông mài, cầu thang thép… kết hợp các tone màu trung tính: xám, đen, nâu tạo cảm giác như được trở lại không gian của nền công nghiệp sản xuất, chế tác thời kỳ hưng thịnh. Để cân bằng lại sự góc cạnh, có phần hơi khô cứng của các chi tiết trên, ta có thể đan xen các đồ nội thất làm từ chất liệu gỗ, da, nỉ… Điều này sẽ giúp tổng thể căn nhà trở nên hài hoà và ấm áp hơn.
Phong cách này rất phù hợp với những không gian có diện tích lớn: biệt thự, villa, penthouse, căn hộ thông tầng… đem đến sự khoẻ khoắn, phóng khoáng nhưng vẫn đầy tinh tế.
Nguồn: Pinterest